0817 929 888

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường DRET.JSC

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

  [tintuc] Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Trong đó, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung quy định về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.



Cụ thể, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 55 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam và đối tượng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Điều kiện phế liệu nhập khẩu

Theo quy định mới, phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu.

Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khi hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;

2- Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.

Điều kiện nhập khẩu

Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ các tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây mới được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

1- Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;

2- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.

Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP

3- Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.  [/tintuc]

  [tintuc]Thủ tục cấp Giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường căn cứ vào Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.

1. Thành phần hồ sơ:
-  01 (một) bản đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT.
-  01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
-  01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
-  01 (một) bản sao của 01 (một) trong các văn bản sau:
+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành;
+ Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở.
- 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin) đối với sản phẩm túi ni lông nhập khẩu.
-  01 (một) báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất.
-  01 (một) Phiếu kết quả thử nghiệm và 02 mẫu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường chưa có kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT.
-  01 (một) bản mô tả sản phẩm túi ni lông có khả năng phân hủy sinh học và các tài liệu có liên quan: Giới thiệu thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất; đặc tính của sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT hoặc Kế hoạch thu hồi tái chế túi ni lông có độ dày lớn hơn 30 µm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư. 
2. Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Môi trường tổ chức đánh giá hồ sơ.
- Đánh giá hồ sơ: Tổng cục Môi trường thành lập và tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
- Cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường:
+ Đối với sản phẩm đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: căn cứ vào hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân; đề xuất của Cơ quan thường trực và kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường của Hội đồng, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cấp giấy chứng nhận đối với từng loại túi ni lông thân thiện với môi trường đã đăng ký.
+ Đối với sản phẩm không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về việc không cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. 
3. Thời hạn giải quyết:
-   Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: 05 (năm) ngày làm việc.
-   Thời hạn đánh giá hồ sơ: Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kế từ ngày nhận đầy đủ, họp lệ hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập và tố chức phiên họp hội đồng đánh giá hồ sơ.
-   Thời hạn cấp giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức phiên họp Hội đồng, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho từng loại túi ni lông thân thiện với môi trường.

[/tintuc]

  [tintuc]



Thời gian cập nhật: 24/11/20Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký vừa ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Quy định mới trong nhập khẩu phế liệu là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)

Việc xây dựng Nghị định bảo đảm một số quan điểm, nguyên tắc sau đây: (i)Tập trung vào các vấn đề cơ bản, trọng tâm về bảo vệ môi trường (BVMT) theo Chỉ thị số 25/CT-TTg; các quy định về BVMT bảo đảm tính thống nhất giữa các luật; (ii) Chú trọng phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường theo hướng chủ động, trọng tâm, trọng điểm dựa trên việc phân nhóm, phân loại theo mức độ rủi ro, tính đặc thù của các vấn đề môi trường; kết hợp quản lý quá trình với quản lý “cuối đường ống” theo từng nhóm, loại hình tác động và mức độ rủi ro môi trường; (iii) Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu tiết kiệm chi phí, thời gian cho các đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; lồng ghép các thủ tục hành chính có liên quan; đảm bảo sự đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước về BVMT; (iv) Bảo đảm sự phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý nhà nước về BVMT; tăng cường phân cấp cho địa phương; tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác BVMT; (v) Bảo đảm phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế về BVMT; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật về BVMT của một số nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

Nghị định gồm có 7 điều và 03 phần Phụ lục, gồm: Phạm vi điều chỉnh; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2014/NĐ-CP; Điều khoản chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành và Phụ lục.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nội dung: Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC); đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM); vận hành thử nghiệm và báo cáo kết quả vận hành; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT; và các nội dung khác.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, gồm các nội dung: Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Quy định về xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Các nội dung khác.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, gồm các nội dung: quản lý chất thải rắn, quản lý nước thải, quản lý khí thải; quan trắc môi trường định kỳ; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; nhập khẩu phế liệu.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 127/2014/NĐ-CP: Bổ sung khoản 4 Điều 8; khoản 4 Điều 9; và sửa đổi, bổ sung Điều 10 về thay đổi nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Đặc biệt Nghị định đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh...

Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị định nêu rõ: Hồ sơ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của các Nghị định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện quy định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Nghị định này bãi bỏ: Điều 11 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 55 và Phụ lục V của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngàỵ 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; khoản 5 và khoản 9 Điều 9, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 38, Điều 41, điểm b khoản 1 Điều 43, khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường (DRET) - Chuyên cung cấp cho khách hàng các giải pháp công nghệ toàn diện và tiên tiến về xử lý chất thải nguy hại, giúp cho việc thúc đẩy chính sách thu mua xanh.   [/tintuc]